Hiển thị 1–100 của 995 kết quả

Rượu Whisky được biết đến là một trong những dòng phổ biến nhất thế giới hiện nay. Thậm chí, ngay cả những người không tường tận về rượu, cũng đã vài lần nghe đến cái tên Whisky. Không chỉ vậy, Whisky cũng thường xuất hiện trên phim ảnh như một cách tô điểm thêm sự đẳng cấp, sang trọng cho nhân vật. Vậy bạn biết được bao nhiêu về dòng rượu Whisky Scotland luôn khiến thế giới phải điên đảo này?

Rượu Whisky/Whiskey Có Giá Bao Nhiêu Trên Thị Trường Hiện Nay?

Với chất lượng cao cấp và hương vị say đắm, giá rượu Whisky trên thị trường hiện nay có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố này bao gồm thương hiệu, tuổi rượu, loại rượu và khu vực sản xuất. Khi nói đến các nhãn hiệu rượu Whisky, có rất nhiều lựa chọn, mỗi loại có một mức giá riêng. Giá rượu Whisky có thể dao động từ mức giá bình dân đến giá đắt đỏ cho những chai cao cấp, sang trọng. Dưới đây là mức giá rượu Whisky chính hãng, quý khách hàng có thể tham khảo:

Dòng rượu Whisky/ Whiskey Giá (VNĐ)
Whisky cao cấp Từ 100.000.000 đồng/ 1 chai
Whisky Scotland Từ 330.000 đồng/1 chai
Whiskey Mỹ Từ 270.000 đồng/1 chai
Whiskey Nhật Từ 3.000.000 đồng/1 chai
Blended Scotch Whisky Từ 330.000 đồng/1 chai

Lịch Sử Hình Thành Rượu Whisky

Tiền để cho sự ra đời của Rượu Whiskey là bắt đầu vào thế kỷ thứ 5, khi các nhà tu Kitô giáo mang đến Ireland và Scotland các loại dụng cụ kỹ thuật và cách sản xuất nước hoa, dược phẩm. Từ sự bắt đầu đó, việc chế tạo dung dịch lan truyền mạnh mẽ ở giai đoạn sau, đặc biệt là tại các trung tâm làng mạc và quán rượu. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ra đời của rượu Whisky sau này:

Lịch sử hình thành rượu Whisky
Lịch sử hình thành rượu Whisky

Nguồn gốc ra đời

Whisky được biết đến lần đầu là khi aquavite được đề cập trong văn kiện thuế tại Scotland năm 1494. Khi đó, một nhà tu có tên là John Cor đã mua 8 boll, tương đương 500 cân mạch nha tại Dunfermline khi đến Scotland. Nhiều sách ghi chép lại rằng số mạch nha này được John Cor sử dụng vào việc sản xuất ra khoảng 400 chai rượu Whisky.

Khoảng thời gian di dân đến Châu Mỹ, các loại rượu Whisky cũng được thử nghiệm sản xuất bằng ngũ cốc. Nguyên do là bởi tại đây, người dân rất khó trồng và chăm sóc lúa mạch. Do đó, để sản xuất loại rượu này, họ bắt đầu nghiên cứu các loại ngũ cốc khác. Và một vài dấu hiệu tích cực trong quá trình lên men được thể hiện ở cây lúa mạch đen và lúa mì.

Cũng từ đây, các xưởng nấu rượu bắt đầu hình thành. Những nơi có tuổi nghề hoạt động cao nhất thường tập trung ở Maryland, Pennsylvania hay Virginia. Tuy nhiên lúc này, các xưởng nấu không thể áp dụng công thức sản xuất Whisky truyền thống vì họ không thể tìm được than bùn. Vì vậy hương vị của những rượu Whisky ở đây có hương vị không quá xuất sắc.

Thậm chí, để tạo ra được rượu Whisky khói quen thuộc, người làm buộc phải đốt than vách thùng đựng rượu. Mãi tới năm năm cuối của thế kỷ 18, các xưởng nấu Whisky chuyên nghiệp mới được xây dựng và mở ra hướng phát triển cho dòng rượu này.

Thuế, Đấu Tranh Và Hợp Thức Hóa

Từ khi xuất hiện trên thị trường, năm 1643 tại Ireland và năm 1644 tại Scotland, Whisky chính thức được đưa vào danh sách những sản phẩm bị đánh thuế. Tuy nhiên rất nhiều người tỏ ra bức xúc và không chấp nhận đóng thuế. Do đó, năm 1661, rượu Whisky bị cấm tại Ireland và điều đó tiếp diễn tại Scotland năm 1707. Vì cấm lệnh này, một cuộc tranh chấp đẫm máu từng xảy ra với dân buôn và người thu thuế.

Thuế, đấu tranh và hợp thức hóa của Whisky
Thuế, đấu tranh và hợp thức hóa của Whisky

Việc Whisky bị đánh thuế còn diễn ra ở cả nước Mỹ. Và để phản đối sắc lệnh này, người dân đã liên tục nổi dậy làm loạn. Những người chuyên nấu Whiskey tiến hành di dân đến các bang như Kentucky và Tennessee ở miền Tây. Đó là lý do vì sao ngày nay, lượng lớn rượu Whisky trên thế giới đều tới từ các bang này.

Những năm sau, đạo luật về nấu rượu Whisky liên tục được cải biên và thay đổi. Dù vậy nó vẫn gây ra ra sóng phản đối vô cùng mạnh mẽ. Mãi đến khi George Smith thành lập xưởng nấu Glenlivet theo luật mới thì việc sản xuất, phân phối Whisky công khai bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Vì thế, những xưởng nấu lén, nấu lậu cũng tự nhiên bị “tiêu vong”.

Công Nghiệp Hóa

Những năm tiếp theo, việc sản xuất rượu Whisky phát triển mạnh đến mức việc người ta liên tục tìm tòi và cải tiến các phương thức sản xuất. Năm 1826, một phương pháp chưng cất hoàn toàn mới được phát minh bởi Robert Stein và được Aeneas Coffey cải tiến năm 1832.

Tuy nhiên, người Ireland khi đó lại không ưng loại Whisky được sản xuất theo phương thức này. Coffey sau đó đã bỏ đến Scotland vì “không tìm được tiếng nói chung”. Đó là lý do vì sao khi thưởng thức rượu Scotch, vị của nó khác khác với Whisky ở Ireland.

Tiếp đến 1856, một loại có tên là Blended Whisky được sản xuất bởi Andrew Usher – một người Scotland. Sau đó, nhờ việc áp dụng phương thức mới của Coffey cùng sự pha trộn Whisky, một dòng mới – Blended Scotch bắt đầu trở nên phổ biến thế giới và được tiêu thụ rất nhiều ở Anh.

Cũng trong khoảng thời gian đó, vang trở nên hiếm vì dịch bệnh đã khiến nhiều vùng trồng nho bị phá huỷ. Đó là lý do vì sao Whisky có một cơ hội lớn để bành trướng và phát triển mạnh trên thế giới. Mặc dù sau khi lệnh cấm rượu bị huỷ bỏ, việc sản xuất chịu sự chi phối chủ yếu từ các tập đoàn lớn. Tuy nhiên vẫn còn một vài xưởng nhỏ tồn tại, hoạt động riêng mà không bị phụ thuộc.

Phương Pháp Sản Xuất Rượu

Là một loại rượu trải qua nhiều biến động trong lịch sử phát triển, không khó hiểu khi rượu Whisky có khá nhiều phương thức sản xuất được áp dụng. Ngày nay, tại một số vùng, người ta vẫn giữ cách sản xuất Whisky theo cách riêng. Vậy bạn có biết làm thế nào để cho ra đời những dòng rượu Whisky tuyệt hảo nhất hay không?

Phương pháp sản xuất rượu
Phương pháp sản xuất rượu

Phương Pháp Chung

Mặc dù được sản xuất theo nhiều cách thức khác nhau nhưng phần lớn, những cách sản xuất đó vẫn tuân theo những điều cơ bản nhất định. Và những điều đó được thể hiện rất rõ ngay trong phương pháp sản xuất chung này. Theo đó, việc tiến hành được thực hiện theo những giai đoạn sau:

  • Ngũ cốc sau khi chọn lọc sẽ được xay nhỏ thành hạt tấm và được đem đi trộn với nước ấm, ủ trong thùng kín. Nhờ vậy sẽ diễn ra quá trình tinh bột chuyển hóa đường.
  • Kế đến, tiến hành lấy nước mạch nha trộn với men. Khi đó, có một chất lỏng phát sinh chứa khoảng 5% đến 10% là rượu. thu được chất lỏng, người ta sẽ tiến hành chưng cất nó nhiều lần.
  • Cuối cùng hơi toả ra sẽ được thu lại, đem trộn với nước và được ủ trong thùng gỗ. Sau đó, người ta thường đem Whisky đi pha loãng hoặc lọc lại, sau đó mới đóng vào chai.

Các Phương Pháp Đặc Biệt

Mặc dù tuân thủ theo cách thức sản xuất chung, nhưng ở mỗi khu vực, các xưởng sản xuất cũng tiến hành áp dụng theo những cách thức mới. Bởi vậy, từ các loại rượu Scotch Whisky cho đến Ireland Whisky và ở những khu vực khác đều có những hương vị rất đỗi đặc biệt.

Với người Scotland, khi nấu rượu, người ra sẽ đốt than bùn trong một loại lò cổ truyền. Nhờ thế, những dòng rượu Whisky khi được nấy sẽ mang một hương khói rất thơm. Và những dòng Whisky khói có thể xem là sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của Scotland. Dù vậy, để gây mạch nha, người ta vẫn thường tiến hành trong các nhà máy lớn và việc nấu khói chỉ còn được áp dụng ở một vài nơi.

Ở Ireland, Whisky được chưng cất trong các loại bình đồng cổ có phần phân phình ra trông hao hao giống củ hành. Có nhiều lần người ta tìm cách tiết kiệm chi phí bằng việc thay bình đồng bằng những loại bình khác ít gỉ sét và có giá rẻ hơn. Tuy nhiên các dòng Whisky tạo ra không đem lại hương vị chuẩn mực như mong muốn. Do đó mà quá trình gia công thường bị gián đoạn vì chỉ có một phần wash nhất định được gia công.

Tại các quốc gia khác thì người ta tiến hành chưng cất Whisky bằng cột chưng cất. Đây chính là phương thức được sáng tạo ra vào năm 1826 bởi Robert Stein và được Coffey cải tiến. Và phương thức này có thể hoạt động liên tục, từ đó giúp các xưởng có thể tiết kiệm và giảm thiểu được hao tổn chi phí.

Cách Gọi Tên Whisky Theo Phân Loại

Không chỉ riêng cách sản xuất, Whisky cũng có rất nhiều dòng với những tên gọi khác nhau. Tại các cửa hàng rượu Whisky Việt Nam, bạn có thể thấy có rất nhiều loại rượu được nhập khẩu với những cái tên rất “kêu”. Vậy bạn có biết người ta phân loại tên gọi Whiskey theo những cách nào hay không?

Cách gọi tên Whisky theo phân loại
Cách gọi tên Whisky theo phân loại

Phân Loại Theo Loại Ngũ Cốc

Một trong những yếu tố quy định tên của Whisky là người ta dựa vào nguyên liệu ngũ cốc sản xuất ra nhỏ. Như vậy, việc phân loại Whisky sẽ dễ dàng hơn sau khi đóng chai và phân phối sang các địa điểm khác. Dưới đây là tên một vài loại ngũ cốc được dùng để đặt tên rượu Whisky bạn nên biết:

  • Malt: Đây là tên gọi của mạch nha, dùng để chỉ những loại rượu Whiskey làm từ loại ngũ cốc này.
  • Grain: Đây là cách dùng để chỉ những loại rượu Whiskey làm từ lúa mạch được chưng cất bằng ống theo cách của Coffey
  • Rye: Đây là cách gọi tên những loại rượu được chế biến chủ yếu từ lúa mạch đen
  • Bourbon: Người ta thường dùng ngôn ngữ này để nói về những loại Whisky được chế biến chủ yếu từ bắp và khi chưng cất thì chứa trới 81% thể tích rượu.

Phân Loại Theo Quy Trình Sản Xuất

Bên cạnh nguyên liệu, dựa vào quy trình sản xuất cũng là cách được nhiều người lựa chọn để đặt tên cho các loại rượu. Và tên gọi của chúng có thể được thể hiện theo các cách sản xuất như sau:

  • Single: Với những dòng rượu Whisky dùng lò nấu riêng thì người ta sẽ gọi chúng với cái tên là Single. Tên này thường được dùng với các xưởng ở Scotland.
  • Straight: Straight cũng có ý nghĩa tương tự như Single. Tuy nhiên từ ngữ này được sử dụng phổ biến hơn ở Mỹ.
  • Blend: Với những loại Whisky được sản xuất theo việc pha trộn, người ta sẽ gọi chúng là Blend. Thậm chí có 1 số dòng rượu khi sản xuất có chứa tới 70 loại Whisky khác nhau.
  • Pot Still: Khi sử dụng bình nấu cổ điển để sản xuất Whisky, người ta sẽ gọi chúng là Pot Still, ngôn ngữ này thường được gọi rất nhiều tại các xưởng ở Ireland.
  • Pure Pot Still: Đây là tên dành cho những loại rượu Whisky được nấu chỉ bởi mạch nha trong các bình rượu cổ, được dùng khá nhiều ở Ireland

Các Tên Gọi Khác

Bên cạnh việc dựa vào nguyên liệu và cách thức, rượu Whisky cũng có thể được gọi theo những cách khác như:

Phân loại theo quy trình sản xuất
Phân loại theo quy trình sản xuất
  • Cask Strength: Để chỉ những loại Whisky không được pha thêm nước mà được ủ đến một nồng độ rượu xác định.
  • Vintage: Whisky được xác định dựa vào năm sản xuất
  • Single Cask: Dùng để chỉ những loại Whisky đến từ 1 thùng riêng, được dùng chủ yếu ở Scotland
  • Single Barel: Cũng giống như Single Cask nhưng thuật ngữ này thường được dùng ở Mỹ

Whiskey Có Xuất Xứ Từ Đâu?

Whisky là một dòng rượu cao cấp nổi tiếng thế giới. Trong lịch sử phát triển, vì chịu nhiều yếu tố tác động nên Whisky trải rộng khắp các nước phương Tây. Đến nay, để nói đến 3 cái nôi sản xuất Whisky trọng điểm trên thế giới thì đó chính là Ireland, Scotland và Mỹ. Vậy bạn có biết Whisky ở từng vùng sẽ có những đặc điểm gì hay không?

Whisky Scotland

Tính đến tháng 10 năm 2005, tại Scotland có 90 lò nấu Whisky. Các lò nấu tại Scotland được phân chia theo từng vùng khác nhau và mỗi vùng đều có những nét đặc trưng riêng. Cụ thể:

  • Tại các vùng Highlands nằm ở phía Bắc thường sản xuất các loại rượu Whisky có hương vị mạnh
  • Tại cùng Lowlands nằm ở phía Nam thì sản xuất các dòng Whisky có vị dịu hơn
  • Tại đảo Islay Whisky được sản xuất với hương vị cực kỳ mạnh
  • Các đảo còn lại như Arran, Mull hay Jura thì hương vị Whisky khá tương đồng, không có nhiều nét đặc trưng riêng.

Có một đặc trưng tại Scotland chính là họ không dùng các thùng gỗ sồi mới để ủ rượu mà thường dùng các thùng đã từng chứa Bourbon hay Sherry. Việc sử dụng thùng thùng lưu trữ cũ không chỉ giúp làm giảm thiểu phí tổn mà mặt khác, đây là còn là yếu tố giúp Whisky của Scotland giữ được tính đặc trưng riêng của chúng.

Ước tính mỗi năm, Scotland đã đưa vào thị trường thế giới khoảng 700 triệu chai Whisky. Các thị trường phân phối chính chủ yếu là Mỹ, Pháp, Nhật và Tây Ban Nha. Điều này đã cho thấy được sử ảnh hưởng to lớn của Scotland đối với thị trường rượu Whisky thế giới.

Whiskey Ireland

Hiện nay, tại Ireland, việc sản xuất Whisky chỉ tập trung vào 3 địa điểm lớn. So với các loại Whiskey của Scotland thì của Ireland nhẹ hơn nhiều vì tại đây, họ không sử dụng lửa than bùn trong quá trình sản xuất. Khi sản xuất, các loại rượu Whiskey ở đây sẽ được chưng cất khoảng 3 lần để đạt được đến hương vị hoàn hảo nhất. Tuy nhiên cũng có một số loại chỉ cần chưng cất 2 lần là đủ.

Whiskey có xuất xứ từ đâu?
Whiskey có xuất xứ từ đâu?

Các dòng Whisky chủ yếu tại Ireland thuộc dòng Blend, Tuy nhiên hiện nay, các loại như Single Malts, Pure Pot Still cũng xuất hiện và được mời chào rất nhiều. Vì chuyên về các dòng Blend nên quá trình trọn Whiskey tại Ireland diễn ra theo quy trình khá đặc biệt. Tại đây, bạn có thể thưởng thức một số loại blend nổi tiếng như: Crested Ten, Inishowen, Jameson, Midleton Very Rare, Paddy hay Tullamore Dew, …

Whiskey Mỹ

Tại Mỹ, các loại Whisky thường được sản xuất từ các nguyên liệu chính là lúa mạch đen, bắp hay là các loại lúa mì tuỳ theo vùng sản xuất. Tại Mỹ, những loại Whisky phổ biến nhất có thể kể đến như Bourbon, Rye Whisky, Tennessee Whiskey hay Corn Whiskey. Với mỗi loại Whiskey, dựa vào cách thức sản xuất và ủ rượu mà chúng đem lại những hương vị rất mới lạ và hấp dẫn.

Top 10 Loại Rượu Whisky Đắt Nhất Thế Giới

Whisky là một loại rượu phổ biến với sự sang trọng, đẳng cấp cùng hương vị đầy mê hoặc. Thông thường, những loại Whiskey thượng hạng đều được ủ trong khoảng thời gian dài lên tới cả chục năm. Vậy bạn có biết hiện nay đâu là những chai Whisky đắt đỏ bậc nhất thế giới hay không? Hãy để Passiwine – Quà tặng tinh túy bật mí cho bạn biết nhé!

Macallan 1946

Macallan 1946 là một loại Whisky single malt được chứa trong một mẫu bình có thiết kế vô cùng độc đáo. Đây là loại rượu được nấu từ mạch nha đốt than bùn. Vào những năm 1946, than bùn được xem là một vật liệu đắt đỏ hậu thế chiến 2. Đó là lý do vì sao cho đến ngày nay, dòng rượu này lại đắt đến vậy. Hiện Macallan 1946 có giá là 460 ngàn đô.

Glenfiddich Janet Sheed Roberts Reserve 1955

Là một loại rượu được lưu trữ từ năm 1955, Glenfiddich Janet Sheed Roberts Reserve 1955 hiện đang có giá là 94 ngàn đô. Đây là một loại rượu Whisky rất đặc biệt khi đây là món quà dành để tưởng niệm Janet Sheed Roberts, một đứa cháu gái đáng mến của William Grant qua đời ở tuổi thứ 110.

Macallan 1926

Trong dòng Macallan, có thể nói 1926 chính là một trong những loại ngon và hiếm nhất. Tính tổng thể, chỉ có 40 chai được sản xuất trên thế giới khi chỉ có một lần đóng chai duy nhất vào năm 1986. Đó là lý do vì sao Macallan 1926 lại có giá lên tới 75 ngàn đô.

Dalmore 62 Single Highland Malt Scotch Matheson

Dalmore 62 Single Highland Malt Scotch Matheson  là một  loại Blended Whisky được pha trộn bởi 4 loại rượu đến từ 4 lò khác nhau. Năm 1942, chỉ có duy nhất 12 chai được sản xuất và đặt tên liên quan đến đến Dalmore. Và chai đắt nhất trong số chúng có giá là 58 ngàn đô.

Top 10 loại rượu Whisky đắt nhất thế giới
Top 10 loại rượu Whisky đắt nhất thế giới
Top 10 loại rượu Whisky đắt nhất thế giới

Glenfiddich 1937

Đây là một loại Whisky được chưng cất từ năm 1937 tại Scotland. Đến năm 2001, loại rượu này được đem đi đóng chai với số lượng là 61. Với hương vị tuyệt vời nhưng số lượng lại có hạt, Glenfiddich 1937 góp mặt trong top 10 Whisky đắt nhất thế giới với mức giá là 20 ngàn đô.

Macallan 55 tuổi

Với thời gian chưng cất lên tới 55 năm, Macallan 55 đạt tới một hương vị tuyệt hảo và hô cùng hấp dẫn. Với hình dáng độc đáo cùng màu sắc bắt mắt, hương thơm tuyệt vời, Macallan 55 được rao bán trên thị trường với mức giá là 12 ngàn 500 đô.

Dalmore 50 tuổi

Dalmore 50 được chưng cất từ năm 1920 và đến năm 1978 được đưa vào đóng chai. Tổng số chai được phân phối chỉ có 60. Chính vì thế, để sở hữu được loại rượu Whisky có hương vị đặc biệt đầy mê hoặc này, bạn cần phải bỏ ra một khoản phí khá lớn là 11 ngàn đô.

Glenfarclas 1955

Glenfarclas 1955 là rượu Whisky do chính George Grant chưng cất để bài tỏ lòng thành kính đối với người gầy dựng lên cơ nghiệp của gia đình. Đến năm 2005, rượu được đem đóng chai và tổng chỉ có 110 chai trên thế giới. Hiện, giá của Glenfarclas 1955 có giá là 10 ngàn 878 đô.

Macallan 1939

Lại một cái tên khác của Macallan 1939 nằm trong top những dòng rượu Whisky đắt nhất thế giới. Macallan 1939 được đóng chai vào năm 1970 và nhanh chóng nhận được sự chú ý của những người sành rượu. Hiện dòng rượu Whisky của Macallan này có giá là 10 ngàn 125 đô.

Chivas Regal Royal Salute 50

Chivas Regal Royal Salute 50 được giới thiệu lần đầu vào lễ kỷ niệm vàng của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị năm 2002. Năm 1952 – năm nữ hoàng đăng ngôi, rượu Whisky này bắt đầu được chưng cất và đến đúng năm 2002, rượu được đóng thành 255 chai để kỷ niệm ngày lễ này. Chivas Regal Royal Salute 50 có mức giá khoảng 10 ngàn đô.

Yếu Tố Kinh Tế Whisky Tác Động Lên Các Quốc Gia

Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của Whisky có tác động rất lớn đối với bài toán kinh tế tại các nước trọng điểm trong việc sản xuất dòng rượu này. Không chỉ đem lại giá trị thương mại, lợi nhuận mà việc phát triển sản xuất Whisky còn giải quyết được vấn đề việc làm cho nhiều công nhân lao động.

Yếu tố kinh tế Whisky tác động lên các quốc gia
Yếu tố kinh tế Whisky tác động lên các quốc gia

Vào năm 2004, số liệu ước tính cho thấy số người lao động trong lĩnh vực sản xuất rượu Whiskey lên tới 11 ngàn người tại hội liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Không chỉ vậy, trong tổng số 953 triệu chai Whiskey được phân phối trên thị trường đến thế giới thì có đến 55 chai thuộc dòng single Malt và nguồn lợi mà nó đem lại là một con số cực kỳ lớn: 800 triệu bảng Anh chỉ tính ở thuế rượu. Xét về mặt xuất khẩu, Whiskey được phân phối đem lại giá trị khoảng hơn 2 tỷ bảng Anh, trong đó, Blended Whiskey chiếm tới hơn 90% tổng thu giá trị.

Từ những số liệu trên có thể thấy yếu tố kinh tế mà Whiskey tác động lên mỗi quốc gia sản xuất là vô cùng lớn. Có thể nói đây là một ngành công nghiệp đầy hứa hẹn, mang lại khoản thu khổng lồ cho quốc gia và tư bản, đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm cho cả hàng chục ngàn người.

Cách Thưởng Thức Whisky Đúng Chuẩn

Rượu Whiskey rất nổi tiếng và được nhiều người biết tới. Tuy nhiên nghe danh thì nhiều nhưng không phải ai cũng từng uống dòng rượu này. Vậy bạn có biết cách thưởng thức rượu Whisky như thế nào mới là đúng nhất hay không?

Để tăng thêm hương thơm của rượu, người uống thường tìm cách để giải phóng những chất này. Và một trong những cách được áp dụng nhiều nhất chính là pha loãng rượu với nước. Việc giảm nồng độ của rượu bằng nước ở mức vừa phải có thể giúp hương rượu toả ra mạnh mẽ hơn. Đối với người Scotland và Ireland, khi uống họ thường pha loãng rượu Whisky theo tỷ lệ là 1:1.

Một vài người thường thích uống Whiskey với đá. Mặc dù vị lạnh có thể giúp bạn thấy sảng khoái nhưng nó sẽ kìm hãm lại mùi thơm vì chúng sẽ bị lắng xuống độ nhiệt độ hạ thấp. Đồng thời màu sắc của rượu cũng đục hơn và không được trong như bình thường.

Khi pha chế cocktail, rượu Whisky cũng được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên khi pha chế, người ta thường dùng các loại có hương nhẹ và dịu. Việc sử dụng các loại như single Malts thì lại khá phí phạm. Với những loại cocktail có vị chua một chút thì sử dụng Bourbon Whisky là khá thích hợp.

Cách thưởng thức Whisky đúng chuẩn
Cách thưởng thức Whisky đúng chuẩn

Phân biệt rượu Whisky thật giả

Phân biệt Whisky thật giả dựa trên quan sát chai rượu
Phân biệt Whisky thật giả dựa trên quan sát chai rượu

Phân biệt rượu Whisky thật và giả đã trở nên khó khăn hơn với những biến tướng tinh vi trong làm giả rượu, nhưng nếu quan sát cẩn thận, bạn có thể xác định tính chính hãng của rượu. Dưới đây là một vài khía cạnh chính cần xem xét:

  • Kiểm tra tem: Các chai rượu Whisky đích thực thường có một tem chính hãng nhất định. Tra cứu thông tin tem trên chai, trong đó phải có thông tin về nhà sản xuất, loại rượu Whisky và chứng thực là hàng thật. Chai giả có thể thiếu các tem này hoặc có tem nhái kém chất lượng.
  • Kiểm tra màu rượu whisky: Rượu Whisky thật thường có màu sắc khá đa dạng, chuyển dần từ màu hổ phách nhạt đến màu gụ đậm, tùy thuộc vào các yếu tố như quá trình lão hóa và loại thùng.
  • Kiểm tra đáy chai: Các chai rượu Whisky đích thực thường có đáy chai đặc biệt có vết lõm ở đáy Các chai rượu Whisky giả có thể không mô phỏng điều này một cách chính xác, vì vậy hãy chú ý đến bất kỳ điểm bất thường hoặc dấu hiệu tay nghề kém nào ở đế chai.
  • So sánh hương vị và mùi thơm: Việc so sánh hương vị và mùi thơm của rượu Whisky với các mẫu chính hãng đã biết có thể giúp bạn xác định sự khác biệt.

Mua rượu Whisky ở đâu tại Hà Nội chính hãng uy tín?

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của thương mại, rượu Whisky đã được nhập khẩu số lượng lớn vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi tự hào về việc cung cấp những chai rượu Whisky đảm bảo chất lượng cao, được tuyển chọn vô cùng tỉ mỉ, đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lượng và nguồn cung cấp rượu đa dạng. Mức giá được đưa ra ở mức cạnh tranh, đảm bảo loại rượu Whisky sang trọng này vẫn dễ tiếp cận với tất cả những người đam mê rượu.

Tại Rượu Nhập, khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Đội ngũ nhân viên am hiểu và thân thiện luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng trong việc tìm kiếm loại rượu Whisky hoàn hảo phù hợp với sở thích của mình. Cho dù bạn là một người sành sỏi dày dặn kinh nghiệm hay mới bắt đầu hành trình thưởng thức rượu Whisky của mình, chúng tôi sẽ cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa và đảm bảo trải nghiệm mua sắm của bạn không có gì đặc biệt.

Không chỉ có Whisky thượng hạng, Rượu Nhập còn cung cấp đa dạng các loại rượu danh tiếng từ các nhà sản xuất nổi tiếng trên toàn cầu. Cho dù quý khách hàng yêu thích rượu Whisky, Vodka, Cognac, rượu sâm panh, vang sủi, Sparkling wine hay những chai vang Pháp, vang Ý, vang Chile cho đến các loại bia nhập khẩu, chúng tôi luôn có một bộ sưu tập rượu đa dạng đủ để đáp ứng mọi khẩu vị.

Đến cửa hàng rượu ngoại Rượu Nhập ngay hôm nay và nâng tầm trải nghiệm rượu Whisky và những chai rượu ngoại, rượu vang của bạn. Truy cập trực tiếp tại website https://ruounhap.com/ hoặc gọi qua hotline 0987.987.639 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình.

700.000
1.100.000
35.500.000
2.100.000
-17%
Giá gốc là: 1.200.000₫.Giá hiện tại là: 1.000.000₫.
1.790.000
2.000.000
3.000.000
600.000
500.000
3.300.000
2.350.000
2.100.000.000
356.800.000